Cảm động với ý nghĩa giải Marathon Đất Sen Hồng - Đồng Tháp 2022
Lượng kiều hối về TP.HCM ước đạt khoảng 9,5 - 9,6 tỉ USD, tương đương năm 2023. Lượng kiều hối về TP.HCM qua các năm chiếm khoảng 55 - 60% cả nước. Trong năm 2025, NHNN chi nhánh TP.HCM tổ chức triển khai đề án Chính sách kiều hối trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024 - 2030 theo Quyết định của UBND TP.HCM.Theo ông Nguyễn Đức Đăng Quang - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (100% vốn của Vietcombank), doanh số kiều hối năm 2024 tương đương 1,9 tỉ USD, góp phần nhỏ trong việc thu hút nguồn kiều hối về Việt Nam nói chung và về TPHCM nói riêng. Ngoại trừ có sự đột biến trong quý 2 từ thị trường xuất khẩu lao động vì yếu tố tỉ giá biến động thì nguồn kiều hối trong năm qua nhìn chung vẫn duy trì ổn định như năm 2023 - là năm có doanh số kiều hối kỷ lục. Kiều hối năm 2024 chủ yếu từ thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan. Do biến động tỷ giá cao cùng với lạm phát tăng cao kéo dài nhiều năm cũng đã bào mòn tiền tiết kiệm của người lao động vào những quý cuối năm nên đã tác động giảm. Ngoài ra, tại hội nghị, NHNN chi nhánh TP.HCM thông tin tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2024 tăng 11% so với cuối năm 2023. Trong đó, tín dụng bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng 96,1%; tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 3,9%. Cơ cấu tín dụng trên địa bàn thành phố tập trung vốn đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ trọng tâm, một số ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá. So với cuối năm trước, tín dụng cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 10%, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 20%, ngành vận tải kho bãi tăng 24%, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng gần 40%... Riêng đối với lĩnh vực tăng trưởng xanh, ngành ngân hàng thành phố đã và đang có các giải pháp để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh và phát triển ngân hàng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng tín dụng xanh trong thời gian tới.Có chợ mới nhưng người dân vẫn ra đường buôn bán
599 triệu đồng
Giá heo hơi hôm nay 18.4.2024: Tăng đồng loạt đón lễ
Bảng C giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) là cuộc đụng độ giữa hai "thế giới" đối lập. Đó là các tân binh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cùng hai cựu binh Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai.Hai cựu binh sở hữu kinh nghiệm dạn dày được đánh giá cao hơn, nhưng đừng coi thường những đội bóng lần đầu dự giải. Vì các tân binh luôn tiềm ẩn khả năng tạo bất ngờ nhờ sự mới mẻ trong lối chơi, cùng quyết tâm làm nên chuyện, để lại ấn tượng đẹp tại miền đất mới mang tên TNSV THACO cup. Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM gây tiếng vang ở vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam khi đánh bại Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM trên đường đến vòng chung kết. Sau trận thắng ĐH Văn Lang, HLV Tạ Hồng Hà nói rằng học trò của ông đã may mắn. Tuy nhiên khi đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM ngáng đường đương kim vô địch, chẳng ai có thể đánh giá thấp thầy trò ông Tạ Hồng Hà. Đó là trận đấu mà đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM sau khi lách cửa hẹp đi tiếp được đánh giá rất cao nhưng lối chơi chặt chẽ của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM phát huy hiệu quả. Để rồi sau khi bất phân thắng bại ở thời gian thi đấu chính thức, thầy trò HLV Tạ Hồng Hà vỡ òa niềm vui lần đầu giành vé vào VCK giải TNSV THACO cup 2025 khi đánh bại đội nhà vô địch trên chấm luân lưu. HLV Nguyễn Thái Vinh đã thừa nhận đối thủ chơi hay và hiệu quả hơn, cho thấy Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã chiến thắng nhờ thực lực, thay vì trông đợi vào vận may."Các đội tham dự VCK giải TNSV THACO cup 2025 đều là đại diện xuất sắc nhất của các khu vực trên toàn quốc nên rất mạnh và chất lượng đồng đều. Tôi nghĩ đội nào đến VCK cũng mong ước sẽ bước lên bục cao nhất, chúng tôi cũng ấp ủ ước muốn đó nhưng trước hết sẽ chơi hết sức, phấn đấu hết mình và đoạt được cúp vô địch thì quá tuyệt vời", ông Tạ Hồng Hà nhấn mạnh.Chướng ngại đầu tiên của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ là đội bóng "hàng xóm" Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Dù không thắng nhiều đối thủ sừng sỏ ở vòng loại, nhưng tấm vé dự vòng chung kết cũng là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ suốt 3 năm ở TNSV THACO cup của thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam. Dù mới lần đầu đá vòng chung kết, nhưng quyết tâm chiến thắng để kỷ niệm 30 năm thành lập trường sẽ giúp Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, một trong những đội phòng ngự hay nhất vòng loại miền Nam, nuôi hy vọng vượt khe cửa hẹp ở bảng C.
Năm 2024, lần đầu tiên xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt hơn 5 tỉ USD, khẳng định vị thế là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Trong đó, Đắk Lắk - "Thủ phủ cà phê của Việt Nam" đóng góp khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu, thương hiệu và Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức như tỷ lệ chế biến sâu thấp, sản phẩm chưa đa dạng, áp lực cạnh tranh và tiêu chuẩn thị trường quốc tế ngày càng cao…Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND Tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt nhằm mở rộng cơ hội giao thương, xúc tiến đầu tư và tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. Chương trình diễn ra ngày 11.3, với gần 800 đại biểu, khách mời, trong đó có 200 khách mời quốc tế, gồm Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) đối tác thương mại các nước: Anh, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil..., cùng các tổ chức cà phê Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo doanh nghiệp cùng tham gia thảo luận.Tại hội nghị, nhiều nội dung chuyên sâu đã được đưa ra thảo luận như thị trường và xu hướng tiêu dùng cà phê; tiêu chuẩn vùng trồng, sản xuất bền vững, định hướng cho ngành cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu; vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm cà phê Việt, xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.Lần đầu tiên tham dự Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, bà Vanusia Noguiera, TGĐ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chia sẻ tại Hội nghị: "Hiện nay, giá cà phê Robusta liên tục tăng cao cho thấy nhu cầu ngày càng lớn trên toàn cầu. Việt Nam đang là cường quốc sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta lớn thế giới cần nâng cấp toàn diện, không chỉ trong sản xuất mà còn chú trọng ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu thị trường…". Yếu tố chuyển đổi bền vững trong ngành cà phê được được bà Vanusia Noguiera nhấn mạnh với ví dụ về Úc, "nơi có vùng trồng cà phê được chuyển đổi sang mô hình phát triển du lịch, và đã phát triển những bất động sản du lịch từ cà phê, có giá trị gia tăng cao".Trước đó, phát biểu tại khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo: "Để vượt qua những thách thức, ngành cà phê Việt Nam cần phải phát triển thông minh, tuần hoàn và bền vững, để tạo nên sự đột phá, nâng tầm thương hiệu và giá trị cà phê trên trường quốc tế".Tại Hội nghị Giao thương Quốc tế, Trung Nguyên Legend được tỉnh Đắk Lắk chọn trình bày tham luận chia sẻ về vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam và xây dựng thương hiệu Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới. Trong gần 30 năm phát triển, với tầm nhìn nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, dưới sự dẫn dắt của nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên Legend đã nỗ lực xây dựng hệ sinh thái cà phê toàn diện trên ba cột trụ: Cà phê vật lý - Cà phê tinh thần - Cà phê xã hội. Thông qua các dòng "sản phẩm cà phê", "trải nghiệm cà phê" và "lối sống cà phê", Trung Nguyên Legend đã tiên phong "tạo ra làn sóng tiêu dùng cà phê Robusta Việt Nam trên toàn cầu" (theo Bloomberg), góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, chinh phục thế giới, và xây dựng Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới.Trong khuôn khổ Lễ hội lần này, nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend có quy mô lớn Đông Nam Á cũng được động thổ. Nhà máy có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác. Bà Vanusia Noguiera, Tổng Giám đốc ICO, nhận định "đây là một hình mẫu cho sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho người nông dân, cộng đồng và người tiêu dùng trên toàn thế giới".Theo Tổ chức Cà phê thế giới, nhu cầu cà phê Robusta đang được ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, tính bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Robusta sẽ là "tương lai của ngành cà phê". Trong đó, Buôn Ma Thuột, "quê hương hạt cà phê Robusta ngon thế giới" và là "trái tim của nền văn hóa cà phê Việt Nam", có vai trò trung tâm trong sự phát triển này.Từ những năm 2005, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa cà phê, mở đường cho sự hình thành và phát triển của 9 kỳ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trong 20 năm qua. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị phát triển cà phê bền vững với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà văn hoá, chính khách lớn đến từ nhiều quốc gia để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê thế giới. Năm 2012, tại diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum), Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã trình bày "7 sáng kiến chung cho ngành cà phê toàn cầu" nhằm hiện thực hóa xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ kinh tế, văn hóa cà phê có vị thế trên toàn cầu, góp phần đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Năm 2022, thực hiện Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính Trị, thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành Thành phố Cà phê của thế giới. Được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, sự đồng hành của các doanh nghiệp cà phê, nhà đầu tư…, chỉ sau 2 năm, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk nói riêng, ngành cà phê Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Các công trình, điểm đến đặc biệt của Buôn Ma Thuột như Thành phố cà phê, Bảo tàng thế giới cà phê, Làng cà phê, cùng tour du lịch cà phê, các sản phẩm được sáng tạo nhằm nâng tầm cà phê trở thành văn hóa, nghệ thuật... thu hút đông đảo du khách, người yêu cà phê trong nước và quốc tế đến trải nghiệm, góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Trong đó, khu đô thị Thành phố Cà phê đang dần hoàn thiện theo đúng tầm nhìn là đô thị lõi của Tây Nguyên và là "khu đô thị kiến tạo lối sống mới lành mạnh và tích cực từ cà phê cho cộng đồng" như hãng Warner Bros. Discovery nhận định. Bảo tàng thế giới cà phê, công trình biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam là "bảo tàng độc vô nhị" (Discovery), "nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê" (National Geographic).Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, "Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức trao chứng nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia, làm nền tảng cơ sở cho tiến trình đưa "Cà phê sữa đá", "cà phê phin" của Việt Nam và vùng trồng cà phê Buôn Ma Thuột trở thành di sản văn hóa được UNESCO công nhận.Sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, gần 30 năm qua, với sự dẫn dắt của Nhà sáng lập – Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, sự phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên Legend luôn gắn liền với những chính sách, định hướng phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, và sự vận động chung của ngành cà phê thế giới nhằm đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Trung Nguyên Legend đã tiên phong triển khai những dự án, sản phẩm nâng cao giá trị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và vị thế của thủ phủ cà phê. Đến nay, hơn 300 sản phẩm cà phê được sáng tạo từ cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và hệ thống hơn 1.000 hàng quán cà phê đã được Trung Nguyên Legend xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia vùng lãnh thổ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, và tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Pháp và các quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Âu,…Đặc biệt, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend trở thành "đại sứ cà phê ngoại giao" kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế, được lựa chọn phục vụ, hiện diện tại các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu như APEC, ASEM, ASEAN, WEF, AFF,…Hãng truyền thông Bloomberg qua phim "Trung Nguyên Legend’s Vision for Vietnamese Coffee - The Robusta Awakening" đã nhận định Trung Nguyên Legend là thương hiệu tiên phong "thức tỉnh hạt cà phê Robusta Việt Nam", góp phần "khôi phục sự cân bằng giữa các quốc gia sản xuất và các quốc gia tiêu thụ cà phê". Theo Bloomberg,"khi Việt Nam và tương lai của cà phê ngày càng gắn kết, tách cà phê tiếp theo của bạn sẽ không bao giờ rời xa những hạt cà phê Robusta của Buôn Ma Thuột". Đồng thời, với khát vọng nâng cao vị thế cường quốc cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Việt Nam không chỉ trồng, sản xuất cà phê chất lượng cao mà còn phải là nơi phát huy những giá trị văn hóa, xã hội, hội tụ nghệ thuật chế biến, thưởng lãm cà phê toàn cầu, và là nơi khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc.Trong phim "The Tao of Coffee" do Warner Bros. Discovery phát sóng năm 2023, cùng việc đề cao tinh thần quyết tâm và những chính sách đúng đắn của chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk, Trung Nguyên Legend được đánh giá là thương hiệu đi đầu trong "công cuộc thay đổi cái nhìn về cà phê Việt Nam trên trường quốc tế".Trong đó, Discovery lần đầu giới thiệu Thiền cà phê - một sản phẩm cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật do Trung Nguyên Legend sáng tạo đóng góp cho văn hóa cà phê thế giới. Theo Discovery,"mọi cách tiếp cận của Trung Nguyên Legend trong việc nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ là một thức uống thông thường mà ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần đến lối sống cà phê".Trong bài viết "The Tao of Coffee: From Beans to Beauty", theo CNN, Thiền cà phê được "lấy cảm hứng, năng lượng và trí tuệ từ chính cà phê và di sản rộng lớn của nó", nhằm thúc đẩy sự tỉnh thức và giàu có toàn diện.Đặc biệt, bộ phim "The Awakenings of Coffee" phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu từ tháng 12.2024 đến nay, đã truyền tải được ý nghĩa sâu sắc của triết lý cà phê đến từ Việt Nam, mang đến một lối sống mới, thanh lành và truyền cảm hứng cho cộng đồng. Qua đó, Discovery cho thấy rõ cách Trung Nguyên Legend sáng tạo"biến hạt cà phê khiêm nhường… thành một đế chế toàn cầu", và khẳng định mạnh mẽ "Cà phê không chỉ là một thức uống mà còn là lối sống, một nguồn cảm hứng và năng lượng". Sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước, tinh thần quyết tâm của chính quyền địa phương và chung tay đồng hành của cộng đồng các chuyên gia, người trồng, sản xuất cà phê, cũng như sự nỗ lực của những doanh nghiệp như Trung Nguyên Legend… đã và đang đưa Việt Nam chuyển mình từ một cường quốc xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới về sản lượng, chất lượng, từng bước vươn lên vị trí trung tâm, lấy Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới, khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc của Việt Nam. góp phần hiện thực hóa tầm nhìn 20 tỉ USD/ năm cho ngành cà phê Việt Nam, để một ngày "nói tới cà phê thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam".
Vì sao nhà ở xã hội thiếu nhưng ế?
Chiều 6.3, dàn diễn viên Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối gồm NSƯT Cao Minh, Thái Hòa, Quang Tuấn, Hồ Thu Anh, Diễm Hằng Lamoon... có buổi giao lưu với truyền thông. Trong buổi ra mắt, Thái Hòa đã có chia sẻ về diễn viên Quý Bình, người đồng nghiệp vừa qua đời vì bạo bệnh buổi sáng cùng ngày.Trong bộ phim mới nhất, diễn viên Thái Hòa đã hóa thân thành Bảy Theo, một người đội trưởng du kích gan dạ. Vai diễn này không chỉ mang đến cho nam diễn viên sinh năm 1974 những trải nghiệm diễn xuất đầy thử thách mà còn giúp anh cảm nhận sâu sắc tinh thần quả cảm, nhiệt huyết của những chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng.